Latest Post

Tinh dầu trà tràm là loại tinh dầu rất được ưa chuộng trong việc kháng khuẩn, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Cùng xem ngay mẹo pha nước rửa tay khô, dung dịch sát khuẩn từ tinh dầu tràm đơn giản, hiệu quả sau đây nhé.

Tinh dầu trà tràm (tea tree oil) là gì?

Tinh dầu trà tràm là một loại dầu gió được chiết xuất từ lá của cây tràm lá dài, cũng có thể chiết xuất từ các cây khác thuộc chi Tràm.

Loại dầu này có hương thơm và mùi vị dễ chịu nên được dùng trong nhiều loại thuốc ho, nước súc miệng, thuốc sát khuẩn và nấm đặc hiệu dưới hai dạng sử dụng bôi thoa trực tiếp hay dạng hít ngửi bay hơi.

Tham khảo giá Tinh dầu trà tràm

cách pha nước rửa tay khô từ tinh dầu trà tràm

Lưu ý khi sử dụng tinh dầu trà tràm
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ nếu

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ.
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác.
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của tinh dầu tràm trà hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác.
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác.
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản.

Bốn cách pha nước rửa tay khô bằng tinh dầu trà tràm

Cách 1: Pha với kem dưỡng da tay

Cho một ít kem dưỡng da lên tay, nhỏ vài giọt tinh dầu trà tràm vào. Chà sát hỗn hợp này đều khắp tay để sát khuẩn tay. Cách này tay vừa sạch vừa mềm thơm nữa.

Cách 2: Pha loãng tinh dầu trà tràm với nước

Dùng 150ml nước, nhỏ 3ml tinh dầu tràm nguyên chất, khuấy đều để vệ sinh bàn tay, sát khuẩn.

Dung dịch này có thể xịt lên mặt hoặc xịt lên khẩu trang để sát khuẩn vô cùng hiệu quả.

cách pha nước rửa tay khô từ tinh dầu trà tràm

Cách 3: Làm nước rửa tay khô bằng gel nha đam và tinh dầu trà tràm

Nguyên liệu cần sử dụng

  • Gel nha đam: 1/4 chén.
  • Tinh dầu trà tràm: 20 giọt.

 

Cách thực hiện

  • Trộn đều phần gel nha đam và tinh dầu cho đến khi nó thành hỗn hợp hòa quyện vào nhau.
  • Đổ dung dịch vào một chiếc bình xịt hoặc ống silicone có thể tái sử dụng.
  • Sử dụng dung dịch khi cần thiết để loại bỏ virus khỏi da tay.

cách pha nước rửa tay khô từ tinh dầu trà tràm

Cách 4: Làm nước rửa tay khô từ gel nha đam, tinh dầu trà tràm và rượu

Nguyên liệu

  • Gel nha đam: 1/4 chén.
  • Rượu vodka: 60ml.
  • Tinh dầu trà tràm: vài giọt
  • Bình xịt mini.

 

Các bước thực hiện

Cho lần lượt rượu vodka và gel nha đam vào bình xịt. Lắc đều cho các nguyên liệu trộn vào nhau. Kế tiếp, thêm 2 giọt tinh dầu trà tràm và tiếp tục lắc đều, bạn sẽ nhanh chóng có một chai nước rửa tay khô vô cùng tiện lợi.

cách pha nước rửa tay khô từ tinh dầu trà tràm

Tham khảo giá Tinh dầu trà tràm

Trên đây là 4 cách pha nước rửa tay khô, dung dịch sát khuẩn từ tinh dầu trà tràm. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thể tự làm thành công nước rửa tay khô. Nếu thấy bài viết bổ ích, hãy Share cho bạn bè và người thân của bạn cùng biết cách làm nhé.

Like Fanpage để cập nhập nhiều thông tin bổ ích: Fanpage Kiến Thức Việt



source https://kienthucviet.net/cach-pha-nuoc-rua-tay-kho-tu-tinh-dau-tra-tram/

Nước rửa tay khô hiện nay đang ngày càng được ưa chuộng bởi sự tiện lợi, không cần rửa lại bằng nước, mà lại còn có tính sát khuẩn cao. Xem ngay mẹo cách tự pha nước rửa tay khô theo WHO từ cồn y tế ngay tại nhà sau đây.

Thành phần chính của nước rửa tay khô là gì?

Nước rửa tay khô thường bao gồm các thành phần chính như: Cồn, Nước Deion, Natri lactat, chất tạo mùi hương và một số hợp chất hóa học khác.

Khi chọn mua nước rửa tay khô, bạn nên chọn các loại nước rửa tay khô có nồng độ cồn từ 60-75% là có thể an tâm sử dụng vì chúng có khả năng sát khuẩn cao, tiêu diệt được hầu hết các loại virus gây bệnh vô cùng hiệu quả.

Hướng dẫn cách tự pha nước rửa tay khô
Hướng dẫn cách tự pha nước rửa tay khô

Pha bằng cồn y tế theo công thức của WHO

Các lưu ý khi dùng cồn

  • Cồn là dung dịch có thể đốt cháy, do đó sau khi sử dụng cồn, dù đã vệ sinh tay kĩ thì cũng không nên làm những việc tiếp xúc với lửa như: đun nấu bếp gas, dùng bật lửa,…
  • Tránh trực tiếp tiếp xúc cồn với các bộ phận trên cơ thể, nên dùng dụng cụ bảo hộ cần thiết khi tiếp xúc nhiều như: khẩu trang, găng tay,…
  • Không lưu trữ đầy cồn vào thiết bị chứa vì cồn giản nở rất lớn theo nhiệt độ. Sử dụng thiết bị chứa phải chắc chắn, tránh rò rỉ.
  • Không được tận dụng lại bao bì các loại thiết bị, bao bì đã đựng hóa chất để đựng cồn khi dùng cho mục đích không phải là công nghiệp vì nó rất dễ hòa tan các chất độc hại còn sót lại.
  • Khi bị dính cồn vào bộ phận hở trên cơ thể như mắt thì phải đi rửa ngay và đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Bảo quản cồn nơi thoáng mát, tránh xa các nguồn nhiệt, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
  • Khi xảy ra sự cố cháy dùng bột, hóa chất khô, bọt CO2 để xử lý. Tuyệt đối không dùng nước để chữa cháy.

 
Các lưu ý khi pha nước rửa tay bằng cồn

  • Các loại hóa chất, dụng cụ có thể mua tại các cơ sơ bán vật tư y tế, riêng glyxerin nên chọn mua loại chiết xuất thực vật tại các cơ sở bán nguyên liệu thực phẩm/ mỹ phẩm.
  • Các dụng cụ dùng để pha chế cần được rửa sạch bằng xà phòng. Nếu các dụng cụ có khả năng chịu nhiệt, có thể luộc qua hoặc tráng bằng nước sôi.
  • Trong quá trình thực hiện nên đeo găng tay để tránh kích ứng da. Tránh để dung dịch bắn vào mắt.

 
Chuẩn bị dụng cụ

  • Chai xịt.
  • Bình thủy tinh dung tích 500 ml.
  • Phễu nhỏ.

 
Nguyên liệu để pha lọ dung dịch 500 ml

  • Cồn 96: 415 ml.
  • Oxy già: 20 ml.
  • Glyxerin: 7,5 ml.
  • Tinh dầu: 2,5 ml.
  • Nước cất hoặc nước đun sôi để nguội: 55 ml.

Glyxerin: Được sử dụng làm chất giữ ẩm có thể thay thế bằng gel nha đam.

Cách làm

Cách tự pha nước rửa tay khô

Đổ 415ml cồn 96 độ vào bình to.
Cách tự pha nước rửa tay

Dùng xy lanh đo đúng 20ml nước oxy già. Sau đó đổ oxy già vào bình chứa cồn.

Cách tự pha nước rửa tay

Tiếp tục thêm 7,5 ml Glyxerin. Vì Glyxerin rất nhớt, nên sẽ bị dính vào xy lanh đo. Do đó cần phải rửa bằng nước cất hoặc nước sôi để nguội và sau đó đổ vào bình.

cách tự pha nước rửa tay khô

Đổ nước cất hoặc nước sôi còn lại vào bình.

cách tự pha nước rửa tay

Thêm khoảng 2-3ml tinh dầu để giảm bớt mùi cồn và dung dịch có mùi thơm dễ chịu. Đậy ngay nắp bình sau khi pha xong dung dịch để không bị bay hơi.

cách tự pha nước rửa tay

Lắc hoặc khuấy nhẹ dung dịch bằng đũa.

cách tự pha nước rửa tay

Cuối cùng, chiết dung dịch qua chai nhỏ để tiện mang theo sử dụng.

Pha bằng tinh dầu trà tràm

Tinh dầu trà tràm (tea tree oil) là gì?
Tinh dầu trà tràm là một loại dầu gió được chiết xuất từ lá của cây tràm lá dài, cũng có thể chiết xuất từ các cây khác thuộc chi Tràm.

Loại dầu này có hương thơm và mùi vị dễ chịu nên được dùng trong nhiều loại thuốc ho, nước súc miệng, thuốc sát khuẩn và nấm đặc hiệu dưới hai dạng sử dụng bôi thoa trực tiếp hay dạng hít ngửi bay hơi.

cách pha nước rửa tay bằng tinh dầu trà tràm
Cách pha nước rửa tay bằng tinh dầu trà tràm

Làm nước rửa tay khô bằng gel nha đam và tinh dầu trà tràm

Nguyên liệu cần sử dụng

  • 1/4 chén gel lấy từ lá nha đam.
  • 20 giọt tinh dầu trà tràm.

Xem giá Tinh dầu trà tràm

Cách thực hiện

  • Trộn đều phần gel nha đam và tinh dầu cho đến khi nó thành hỗn hợp hòa quyện vào nhau.
  • Đổ dung dịch vào một chiếc bình xịt hoặc ống silicone có thể tái sử dụng.
  • Sử dụng dung dịch khi cần thiết để loại bỏ virus khỏi da tay.

cách pha nước rửa tay bằng tinh dầu trà tràm

Trên đây là cách tự pha nước rửa tay khô theo WHO từ cồn y tế có thể thực hiện ngay tại nhà. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thể tự làm thành công nước rửa tay khô. Nếu thấy bài viết bổ ích, hãy Share cho bạn bè và người thân của bạn cùng biết cách làm nhé.

Like Fanpage để cập nhập nhiều thông tin bổ ích: Fanpage Kiến Thức Việt



source https://kienthucviet.net/cach-tu-pha-nuoc-rua-tay-kho/

Cẩm nang dinh dưỡng dành cho các bà nội trợ có thể thực hành dinh dưỡng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi đi chợ cũng như khi nấu nướng để góp phần phòng ngừa dịch bệnh nCoV, theo hướng dẫn của Viện Dinh dưỡng.
Để phòng và chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (2019-nCoV), chúng ta cần thực hiện đầy đủ các khuyến cáo của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, Viện Dinh dưỡng đề nghị cần thực hiện một số biện pháp cụ thể về chăm sóc dinh dưỡng hợp lý và bảo đảm an toàn thực phẩm nhằm góp phần phòng chống dịch bệnh nCoV như sau:

1. Đảm bảo an toàn thực phẩm

a. Khi đi mua thực phẩm

– Sử dụng găng tay, khẩu trang khi đi mua thực phẩm; Không sử dụng thịt vật nuôi bị ôi, hỏng; Tránh xa khu vực chứa chất thải và nước thải trong chợ; Tuyệt đối không tiếp xúc, sử dụng thịt động vật chết do bị bệnh vì đây là những nguồn gây bệnh nguy hiểm.

dinh dưỡng phòng corona

– Rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn có cồn ngay sau khi tiếp xúc với gia súc, gia cầm và các loại thịt sống để tránh mang mầm bệnh về nhà.

b. Chế biến thực phẩm tại nhà

– Sử dụng tạp dề, găng tay, khẩu trang khi chế biến các sản phẩm thịt, trứng gia cầm.

– Sử dụng dao và thớt riêng khi nấu ăn để tránh nhiễm chéo từ thực phẩm sống vào đồ ăn chín.

dinh dưỡng phòng corona

Rửa tay đúng cách bằng xà phòng và nước sạch để loại bỏ các mầm bệnh sau khi tiếp xúc với thực phẩm sống hoặc trước khi tiếp xúc với thực phẩm chín.

– Nấu chín các loại thịt, trứng gia cầm trước khi ăn để đảm bảo tiêu diệt các mầm bệnh (như virus, vi khuẩn…).

Xem thêm: 6 bước rửa tay đúng cách

c. Ăn uống đảm bảo vệ sinh

– Luôn ăn chín, uống sôi để hạn chế nguy cơ lây bệnh qua thực phẩm;

– Không sử dụng đũa, thìa cá nhân để lấy các món ăn dùng chung nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn qua đường ăn uống; trên mâm hay bàn ăn, phải có thìa/muỗng/đũa để lấy thức ăn vào bát riêng, sau đó mới sử dụng thìa/muỗng/đũa cá nhân để thưởng thức món ăn của mình. Không uống chung ly nước hoặc đồ đựng các loại thức uống với người khác.

dinh dưỡng phòng corona

2. Thực hiện dinh dưỡng hợp lý để tăng cường miễn dịch cho cơ thể

– Thực hiện tốt 10 Lời khuyên dinh dưỡng hợp lý; Các khuyến cáo về tiêu thụ thực phẩm phù hợp cho mỗi nhóm tuổi (theo Tháp dinh dưỡng dành cho các lứa tuổi khác nhau, do Viện Dinh dưỡng – Bộ Y tế ban hành);

– Cung cấp đủ chất đạm (protein) cho cơ thể, vì đây là nguyên liệu quan trọng để tạo nên các kháng thể. Cần ăn phối hợp cả thực phẩm giàu protein động vật (như các loại cá, thịt gà, thịt bò, trứng, sữa…) và protein thực vật (từ các loại đậu, đỗ…).

dinh dưỡng phòng corona

– Cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết, như vitamin A; C; D; E; Sắt; Kẽm; Selen, đây là những chất quan trọng góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

+ Vitamin A và Beta-caroten: vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự toàn vẹn của niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hóa. Việc sản xuất các kháng thể trên bề mặt niêm mạc có tác dụng lớn trong việc chống lại sự tấn công của virus gây bệnh. Thực phẩm giàu vitamin A gồm: gan động vật, lòng đỏ trứng. Các loại rau và trái cây cũng chứa nhiều Beta-caroten (tiền chất của Vitamin A) như: cà rốt, khoai lang, bí ngô, đu đủ, và các loại quả có màu vàng/ màu đỏ…

+ Vitamin C: giúp tăng cường hệ miễn dịch thông qua hỗ trợ sản xuất interferon (loại protein chống lại tác nhân gây bệnh, là thành phần đạm quan trọng của hệ miễn dịch). Đây là chất dinh dưỡng giúp ức chế sự tổng hợp của virus mới, từ đó có tác dụng chống lại virus xâm nhập. Nguồn thực phẩm giàu vitamin C đến từ trái cây và rau tươi như: cam, quýt, bưởi, nho, cà chua, súp lơ, củ cải, ớt chuông…

+ Vitamin E: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin E có thể làm tăng đáng kể khả năng miễn dịch, giúp cơ thể đề kháng tốt hơn với các tác nhân gây bệnh. Trong cơ thể, vitamin E tham gia chuyển hóa của các tế bào; bảo vệ màng tế bào khỏi bị ôxy hóa. Thực phẩm giàu vitamin E chủ yếu có nguồn gốc thực vật như dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ô liu, các loại hạt và các loại rau có lá màu xanh đậm.

+ Vitamin D: là một vitamin tan trong chất béo, có liên quan đến các chức năng khác nhau của hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh. Nguồn chính của Vitamin D là tổng hợp ở da dưới ảnh hưởng của bức xạ tia cực tím mặt trời B (UV-B) chiếm 80-90% và khoảng 10-20% do chế độ ăn uống, do đó, mỗi ngày cần tắm nắng từ 15-30 phút, tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D như gan cá, lòng đỏ trứng, cá, hải sản… cho bữa ăn hàng ngày.

+ Selen: Nguyên tố khoáng chất vi lượng selen là một chất chống oxy hóa mạnh. Đủ lượng selen sẽ giúp tăng cường khả năng chống nhiễm trùng cho cơ thể. Nguồn cung cấp selen là các loại thực phẩm như gạo nâu, lúa mạch, cá, tôm, rong biển…

dinh dưỡng phòng corona

+ Sắt và Kẽm: Sắt và kẽm giúp duy trì hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch. Các loại động vật có vỏ và hải sản như: hàu, cua… là nguồn cung cấp kẽm vô cùng phong phú. Bên cạnh đó, gan động vật và thịt nạc cũng rất giàu sắt, cơ thể có thể dễ dàng hấp thụ.

– Tăng cường sử dụng một số thực phẩm/gia vị chứa các hoạt chất đặc biệt giúp tăng cường miễn dịch như: tỏi, hành, nghệ, sả, nấm, tảo biển… giúp kích thích hệ thống miễn dịch thông qua kích hoạt các cytokin, hoạt hóa đại thực bào để thực hiện chức năng miễn dịch. Ngoài ra, nhóm thực phẩm chứa flavonoid cũng đóng vai trò quan trọng giúp tăng khả năng chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch của cơ thể. Các thực phẩm giàu flavonoid như: các loại rau gia vị, súp lơ xanh, cải xanh, táo, trà xanh…

– Thực hiện bổ sung vi chất dinh dưỡng (viên đa vi chất dinh dưỡng, hoặc sản phẩm dinh dưỡng có chứa vi chất sắt, kẽm, vitamin A, D, E…) nếu khẩu phần ăn không đủ các chất dinh dưỡng nói trên, hoặc khi cơ thể được bác sỹ dinh dưỡng chẩn đoán là bị thiếu vi chất dinh dưỡng.

3. Uống nước đúng cách góp phần phòng chống dịch nCov

– Cơ thể hàng ngày cần khoảng 2 – 2,5 lít nước từ thực phẩm và đồ uống để bù lại lượng nước mất qua các con đường khác nhau. Tỷ lệ 2/3 lượng nước do đồ uống cung cấp, phần còn lại do thực phẩm khác cung cấp.

– Không được để miệng và cổ họng khô; Cần uống nước sạch, nước đun sôi để nguội, uống chậm, uống từng ngụm nhỏ và chia đều trong ngày ngay cả khi không khát;

– Không uống nước bị đun đi đun lại nhiều lần; Không uống nước nhiều trước khi đi ngủ; Không nên uống nước ngọt thay cho nước lọc. Những đồ uống chứa cồn, trà, cà phê có tác dụng lợi tiểu, nên làm tăng tốc độ mất nước qua thận do vậy cần hạn chế.

4. Chú ý chế độ dinh dưỡng cho một số đối tượng đặc biệt

– Đối với người cao tuổi: đặc biệt lưu ý ăn đủ các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt bò, thịt gà, trứng, lưu ý đến khẩu vị, sở thích để có thể ăn đủ số lượng. Nếu ăn không đủ nên uống thêm các loại sữa bổ sung dinh dưỡng, từ 1-2 cốc mỗi ngày.

– Trẻ em: Cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bú sữa mẹ hoàn toàn, đây là biện pháp phòng chống lây nhiễm tốt nhất với trẻ nhỏ. Tiếp tục bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi và cho trẻ ăn bổ sung hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng. Trẻ mẫu giáo và học sinh, cần ăn uống điều độ, đủ số lượng nếu trẻ bị biếng ăn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Nên ăn nhiều quả chín, rau xanh, uống nước ngụm nhỏ thường xuyên để giữ ẩm cổ họng, ngăn ngừa sự xâm nhập của virus, vi khuẩn.

– Những người đang mắc các bệnh mạn tính: như đái tháo đường, tăng huyết áp, Parkinson… cần uống thuốc điều trị bệnh thường xuyên, đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ. Thực hiện chế độ dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sỹ và chuyên gia dinh dưỡng.

5. Thực hiện vệ sinh nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh

– Không dùng chung đồ dùng cá nhân: như khăn mặt, bàn chải răng, cốc uống nước. Giặt khăn thường xuyên và giữ khăn luôn khô, sạch, không treo khăn mặt, khăn tắm ẩm ướt trong nhà tắm.

– Tránh để tay tiếp xúc với mặt, mắt, miệng: Trong thời gian còn dịch bệnh, nên hạn chế bắt tay hoặc ôm người khác. Nên dùng khăn giấy sạch khi cần dụi mắt hoặc lau vết bẩn. Hãy rửa tay đúng cách với xà phòng và nước ấm hoặc dùng nước rửa tay khô trước khi đeo găng tay.

dinh dưỡng phòng corona

– Cẩn thận khi chạm vào các đồ vật: nên chú ý đến các vật dụng, hoặc các vị trí hay được mọi người thường xuyên tiếp xúc, sử dụng ở nơi công cộng như: tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, hay bất kỳ đồ vật nào có bề mặt tiếp xúc với tay, vì thế nên đeo găng tay khi đến các nơi công cộng như siêu thị, công viên. Rửa tay ngay sau khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng; sau khi rửa tay, tránh tiếp xúc vào khoá vòi nước, tay nắm cửa (có thể lót tay bằng một chiếc khăn giấy sạch để khoá vòi nước, hoặc để đóng/mở cửa, sau đó vứt khăn vào thùng rác). Tại gia đình, hãy chú ý giữ gìn vệ sinh các vật dụng như bàn phím máy tính, điện thoại để bàn, điện thoại di động, đồ chơi, laptop… , hãy lau sạch các vật dụng này thường xuyên.



source https://kienthucviet.net/cam-nang-dinh-duong-danh-cho-cac-ba-noi-tro/

Hiện nay, không chỉ có khẩu trang y tế mà các loại dung dịch nước rửa tay khô để phòng ngừa bệnh viêm phổi do virus corona cũng trong tình trạng “cháy hàng”.

Việc rửa tay thường xuyên sẽ giúp rửa trôi đi rất nhiều loại virus, vi khuẩn gây bệnh, không chỉ riêng gì corona. Nếu rửa tay đúng cách đủ thời gian là cách đơn giản giúp ngăn ngừa được lây nhiễm bệnh.

Rửa tay đúng cách phòng bệnh do virus tốt hơn
Rửa tay đúng cách phòng bệnh do virus tốt hơn

Bởi vì, bàn tay sẽ thường xuyên va chạm vào mọi người, bề mặt… nên sẽ tích lũy nhiều virus, vi khẩu. Nếu vô tình đưa tay chạm vào miệng, mũi sẽ đưa virus, vi khuẩn vào cơ thể. Rửa tay thường xuyên có thể giúp bạn hạn chế chuyển giao và lây lan các vi khuẩn, virus sang người khác và ngược lại.

Các nhà Khoa học đã nghiên cứu, rửa tay bằng xà phòng trước bữa ăn và sau khi đi vệ sinh giúp cứu nhiều mạng sống hơn bất kỳ mọi loại thuốc kháng sinh. Nó có thể làm giảm một nửa số ca tiêu chảy trên thế giới, giảm ½ các ca tử vong do viêm phổi và ¼ các ca do bệnh liên quan đến hô hấp.

– Thời điểm cần rửa tay trước, sau, trong khi làm cách hoạt động sau: khi chuẩn bị nấu ăn, ăn uống; hắt hơi vào tay; chạm vào vật nuôi, đồ chơi; xử lý rác thải; sử dụng nhà vệ sinh; tháo kính mắt; điều trị vết thương.

– Rửa tay bất cứ khi nào nếu cảm thấy bẩn

– Rửa tay trước và sau khi rời trường học, môi trường làm việc

– Rửa tay trước khi về nhà

6 bước rửa tay đúng cách để ngăn ngừa vi khuẩn corona

Bước 1: Làm ướt tay và chà sát vào cục xà bông hoặc lấy một chút nước rửa tay chứa cồn vào lòng bàn tay.

Bước 2: Chà rửa hai lòng bàn tay với nhau như bình thường rồi đan các ngón tay với nhau để làm sạch các kẽ ngón tay.

Bước 3: Xoa lòng bàn tay phải lên mu bàn tay trái với các ngón tay đan nhau để các kẽ tay được làm sạch và ngược lại.

Bước 4: Móc hai bàn tay vào nhau và chà sạch khe các ngón tay bằng cách xoay cổ tay nửa vòng.

Bước 5: Nắm chặt ngón tay cái bàn tay phải và chà rửa ngón tay theo chuyển động tròn rồi đổi tay.

Bước 6: Chụm đầu các ngón tay của bàn tay này và chà sạch đầu các ngón tay vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước, sau đó dùng khăn sạch thấm khô tay.

Nếu bạn thấy hay hãy chia sẻ để người thân và gia đình mình cùng biết 6 bước rửa tay đúng cách nhé.



source https://kienthucviet.net/6-buoc-rua-tay-dung-cach/

Nguồn: Theo công văn số 362/BYT-KCB ngày 28/1/2020 của Bộ Y tế.
1. Việc phân tuyến tiếp nhận, thu dung điều trị, quản lý, theo dõi cách ly triệt để ca bệnh nghi nhiễm và khi đã xác định dương tính với chủng vi rút Corona mới:

– Các cơ sở y tế tuyến đầu khi có trường hợp nghi ngờ: tại Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh.

– Các Bệnh viện tuyến cuối tiếp nhận bệnh nhân diễn biến nặng và xác định dương tính:

+ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở Kim Chung) tiếp nhận người bệnh từ Hà Tĩnh trở ra. Trường hợp hết cơ số giường bệnh dự phòng của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương người bệnh sẽ được chuyển đến: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương.

+ Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận người bệnh khu vực các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (từ Quảng Bình đến Phú Yên).

+ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận người bệnh thuộc các tỉnh từ Khánh Hòa trở vào. Trường hợp hết cơ số giường bệnh dự phòng của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh, người bệnh sẽ được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bênh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh.

Cần làm gì sau khi tiếp xúc với người nghiễm, nghi nhiễm Corona
Cần làm gì sau khi tiếp xúc với người nghiễm, nghi nhiễm Corona

2. Lấy mẫu bệnh phẩm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do chủng mới của vi rút Corona và gửi mẫu bệnh phẩm tới:

+ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đối với các tỉnh khu vực phía Bắc

+ Viện Pasteur Nha Trang đối với các tỉnh khu vực Miền Trung

+ Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh đối với các tỉnh khu vực phía Nam

– Thực hiện việc xử trí, điều trị thực hiện theo đúng hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV) ban hành kèm theo Quyết định số 125/QĐ-BYT ngày 16/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

– Thực hiện việc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo hướng dẫn tại công văn số 96/KCB-ĐD&KSNK ngày 24/01/2020 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh về việc phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm phổi cấp do vi rút Corona trong bệnh viện.



source https://kienthucviet.net/cac-co-so-y-te-dieu-tri-va-lay-mau-xet-nghiem-virus-corona/

Virus corona không lây lan trong không khí, nhưng có thể bám vào bề mặt của các dụng cụ và có thể gây bệnh lấy người lành chạm phải vô tình đưa lên mũi, miệng. Sau đây là 3 dấu hiệu của viêm phổi do virus Corona mà các Bác sỹ Mỹ đã gửi cho người dân hướng dẫn chi tiết con đường lây truyền, triệu chứng và các phòng bệnh cực kỳ đơn giản, dễ nhớ và dễ thực hiện.

Bác sĩ Mỹ hướng dẫn người dân cách phòng tránh virus corona, ảnh minh hoạ.
Bác sĩ Mỹ hướng dẫn người dân cách phòng tránh virus corona, ảnh minh hoạ.

Con đường lây truyền của bệnh

1. Giọt nước bọt mang Corona virus có kích thước khá lớn do đó bất kì khẩu trang thông thường nào (không chỉ N95) đều có thể lọc được. Tuy nhiên, khi người bị nhiễm bệnh hắt hơi ra môi trường, giọt nước bọt chứa virus có thể bắn xa 3m (khoảng 10 feet) và lơ lửng trong không khí trước khi rơi xuống mặt đất.

2. Khi rơi xuống bề mặt kim loại, virus sẽ sống ít nhất khoảng 12 giờ (ở điều kiện thuận lợi lạnh ẩm, virus có thể sống lâu hơn). Vì vậy, hãy luôn nhớ, nếu bạn tiếp xúc với bất kỳ bề mặt kim loại nào, hãy rửa tay bằng xà phòng thật kỹ.

3. Virus có thể vẫn hoạt động trên vải trong 6-12 giờ. Bột giặt thông thường cũng có thể diệt được virus. Đối với quần áo mùa đông không cần/không giặt được hàng ngày, bạn có thể phơi chúng dưới ánh nắng mặt trời để diệt virus.

Các triệu chứng viêm phổi do corona virus gây ra

1. Đầu tiên virus sẽ gây viêm đường hô hấp trên, điển hình là viêm họng, vì vậy cổ họng sẽ có cảm giác đau, khô rát kéo dài từ 3 đến 4 ngày.

2. Sau đó, virus sẽ hòa lẫn vào dịch mũi và nhỏ giọt vào khí quản, xâm nhập vào phổi, gây viêm phổi. Quá trình này sẽ mất 5 đến 6 ngày.

3. Khi bị viêm phổi, các triệu chứng điển hình xuất hiện là sốt cao kèm khó thở. Lúc này, cảm giác nghẹt mũi của bạn sẽ không giống cảm cúm hay các triệu chứng viêm mũi dị ứng thông thường, bạn sẽ có cảm giác như bị nghẹt, bị chìm trong nước. Nếu xuất hiện những triệu chứng trên, hãy ngay lập tức đi khám tại các cơ sở y tế.

Những biện pháp phòng ngừa

1. Hình thức lây nhiễm corona virus phổ biến nhất là do chạm, tiếp xúc những thứ ở nơi công cộng, vì vậy hãy rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay. Virus chỉ có thể sống trên tay bạn trong 5-10 phút, nhưng trong 5-10 phút đó có rất nhiều hoạt động có thể xảy ra (bạn có thể vô tình dụi mắt hay ngoáy mũi,…), những hoạt động này làm virus có thể xâm nhập vào cơ thể.

2. Ngoài việc rửa tay thường xuyên, hãy súc miệng, súc họng bằng nước súc miệng có tính sát khuẩn để loại bỏ hoặc giảm thiểu virus khi chúng vẫn còn trong cổ họng (trước khi xâm nhập xuống phổi).

3. Hãy chăm sóc, bảo vệ bản thân và đừng quên uống thật nhiều nước.



source https://kienthucviet.net/3-dau-hieu-cua-viem-phoi-do-virus-corona/

MKRdezign

Contact Form

Name

Email *

Message *

Copyright 2020 © GiapPham.Com. Powered by Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget